BÀI GIỚI THIỆU SÁCHTHÁNG 03
Vẫn tin ở ngày mai
Tác Giả : Lê Minh Nguyệt
Nhà xuất bản: Công an nhân dân
Vẫn tin ở ngày mai” là tên cuốn sách của tác giả Lê Minh Nguyệt (tên đầy đủ theo khai sinh là Lê Thị Minh Nguyệt). Cô sinh ngày 14 tháng 11 năm 1984 tại thôn Văn Quang, xã Nghĩa Hương, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Nguyệt là con gái thứ hai, trong một gia đình có bốn chị em, cha mẹ đều là nông dân.
Nhà nghèo, nhưng những năm học phổ thông, liên tục từ lớp 1 đến lớp 12, Lê Minh Nguyệt đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. Mùa thi Đại học- Cao đẳng năm 2003, Nguyệt nộp hồ sơ xin thi vào ba trường: Đại học Sư phạm Hà Nội II, Đại học Lâm Nghiệp và Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Kết quả cô đã đỗ cả ba trường với số điểm cao. Ngoài ra theo nguyện vọng hai, Nguyệt còn được trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây gọi nhập học.
Cầm bốn tờ giấy báo nhập học, Nguyệt xin phép bố mẹ cho chọn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II.
Trong bốn năm là sinh viên K29 Khoa Toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, Lê Minh Nguyệt đều đạt kết quả học tập tốt. Cô là một trong 5 sinh viên xuất sắc nhất của lớp K29C Toán được chọn làm khóa luận tốt nghiệp. Nhưng cũng chính thời gian này, các bác sĩ phát hiện Nguyệt có một khối u ở hốc mắt trái, phải phẫu thuật khoét bỏ. Đó là một khối u ác tính…
Sự hấp dẫn của cuốn sách đối với người đọc xuất phát từ lòng cảm phục dành cho tác giả - cô gái mang trong mình căn bệnh nan y ung thư máu, nhưng vẫn tràn đầy khát khao sống... Không phải chuyện thâm cung bí sử, cũng không gây sốc như một vài cuốn tự truyện của những người đồng tính hiện nay, nhưng Vẫn tin ở ngày mai của Lê Minh Nguyệt lại là cuốn sách đang được rất nhiều người tìm đọc.Sau đây em xin thay mặt học sinh trường THCS Nghĩa Hương xin giới thiệu tớ các thầy cô và các bạn học sinh than mến cuốn sách Vẫn tin ở ngày mai của tác giả Lê Minh Nguyệt:
Vẫn tin ở ngày mai là những hồi ức về quãng đời sinh viên không thể quên của Lê Minh Nguyệt cũng như quá trình chiến đấu với bệnh tật và những khát khao về sự nghiệp, tình yêu của cô. Bằng giọng văn giản dị, không màu mè, trau chuốt, thậm chí nhiều khi “thật như đếm”, từng câu từng chữ trong cuốn sách như một lời thủ thỉ tâm tình với người đọc. Nguyệt viết: “Tôi đã nghĩ rất nhiều đến cái chết.
Mỗi khi có một bệnh nhân được trả về tôi lại nghĩ đến bản thân mình. Hay khi nhìn thấy một đám tang, tôi lại nghĩ: Không biết sau này đám tang của mình có đông không?”. Nghĩ đến cái chết nhiều, nhưng không vì thế mà Nguyệt tuyệt vọng, phiền muộn. “Tôi nghĩ và viết về cái chết là để sống, sống sao cho thật tốt, thật ý nghĩa hơn” - Nguyệt nói. Điều đáng quý ở Lê Minh Nguyệt là trong cuốn tự truyện của mình, cô dành rất nhiều trang viết để kể về những cảnh ngộ thương tâm mà cô tận mắt chứng kiến trong những ngày nằm viện truyền máu. Những dòng chữ đầy yêu thương, xót xa của Nguyệt khi viết về hoàn cảnh, quá trình chống chọi với bệnh tật và sự ra đi của bác Dung, em Thảo, em Tứ... (những bệnh nhân) khiến người đọc phải rưng rưng nước mắt...
Sự ra đi của những người đồng cảnh ngộ quanh mình càng khiến Nguyệt muốn sống sao cho ý nghĩa dù cuộc sống còn rất ngắn ngủi. Trong cuốn tự truyện của mình, Nguyệt viết: “Đừng mang theo những phiền muộn hết ngày này qua ngày khác, như thế bạn sẽ cảm thấy lo âu, buồn tủi. Cuộc sống thật quý giá và cũng thật ngắn ngủi, chúng ta nên trân trọng nó”, “Bệnh tật đã cướp đi những thứ quý giá nhất của đời tôi: Tình yêu và sự nghiệp. Nhưng tôi vẫn luôn hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn. Tôi luôn tin tưởng rằng: Sau cơn mưa trời lại sáng!”. Những lời tự an ủi, động viên mình của một cô gái đầy nghị lực và khát khao sống ấy khiến người đọc không thể không suy nghĩ...
Sau khi cuốn tự truyện Vẫn tin ở ngày mai đến tay PGS-TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu, Nguyệt đã nhận được niềm vui bất ngờ: được ghép tủy miễn phí. Nhưng, niềm vui của Nguyệt thật ngắn ngủi! Các bác sĩ đã không thể tìm được tủy phù hợp với Nguyệt, sau khi đã xét nghiệm tủy của chị gái, em gái và em trai cô. “Tôi đã chuẩn bị trước tinh thần cho điều này nên không quá sốc” - Nguyệt nói. Khi biết tin xấu, Nguyệt đã lặng người đi, nhưng rất lâu sau cô mới báo cho mọi người trong gia đình biết. “Bản thân mình có bình tâm thì người thân của mình mới đứng vững được” - Nguyệt giải thích. Trước một hy vọng sống vừa được nhen lên đã bị dập tắt, Nguyệt vẫn đầy nghị lực, bản lĩnh. Cô vẫn viết tiếp những dòng nhật ký của đời mình, tiếp tục hoàn thành cuốn tự truyện thứ hai...
Trên đây,là bài giới thiệu sách của em.Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các bạn đã lắng nghe!
![]() Truyện kể về các loài hoa/ Quang Lân sưu tầm, tuyển chọn.- H.: Dân trí, 2018.- 243 tr.; 21 cm. ISBN: 9786048865795 Chỉ số phân loại: 398.209597 QL.TK 2018 Số ĐKCB: TN.00001, TN.00002, TN.00003, TN.00004, |
Sách hiện có trong thư viện nhà trường kính mong quý thấy cô và các bạn hãy đến để tìm đọc nhé./.
Chúc các bạn có nhiều niềm vui mỗi khi đọc sách./