TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 09
Chủ đề : Chào mừng năm học mới
Vậy là mùa hè của chúng ta đã kết thúc. và chúng đang chào đón một mùa thu gió nhẹ bay thoảng qua. Chắc hẳn mỗi người có những cảm xúc rất riêng. Có người thì hứng phấn khởi, náo nức; có người thì hồi hộp, lo lắng;... Đặc biệt với các bạn học sinh lớp 6 mới bước vào môi trường mới, có lẽ các bạn cũng không khỏi bỡ ngỡ, xa lạ, cần phải làm quen.
Em thay mặt tổ công tác viên thư viện xin kính chúc các thầy cô giáo và các bạn học sinh luôn manh khỏe và năm học tới sẽ đạt nhiều kết quả cao và em xin giới thiệu tới các thầy cô và các bạn học sinh tác phẩm Truyện Kiều-là một trong những kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại, kết tinh nhiều giá trị vĩnh cửu. Truyện được sáng tác bởi Nguyễn Du - đại thi hào của dân tộc.
Tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là chủ đề lớn trong chương trình văn học phổ thông. Nguyễn Du là một tác giả lớn, là thi hào của dân tộc. Truyện Kiều là kiệt tác văn học có một không hai của dân tộc ta và cả thế giới.
Nguyễn Du (1766-1820) hiệu là Tố Như, Thanh Hiên, con Nguyễn Nghiễm, làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Nghệ Tĩnh) văn chương vượt hẳn bạn bè, nhưng học vị chỉ là Tam trường (tú tài). Nguyễn Du gặp nhiều khó khăn hồi còn nhỏ. Mười một tuổi mồ côi cha, mười ba tuổi mất mẹ, suốt đời trai trẻ ăn nhờ ở đậu: hoặc ở nhà anh ruột (Nguyễn Khản), nhà anh vợ (Đoàn Nguyễn Tuấn), có lúc làm con nuôi một võ quan họ Hà, và nhận chức nhỏ: Chánh thủ hiệu úy. Do tình hình đất nước biến động, chính quyền Lê Trình sụp đổ, Tây Sơn quét sạch giặc thanh, họ Nguyễn Tiên Điền cũng sa sút tiêu điều: "Hồng Linh vô gia, huynh đệ tán". Nguyễn Du trải qua 10 năm gió bụi. Năm 1802, ra làm quan với triều Nguyễn được thăng thưởng rất nhanh, từ Tri huyện lên đến Tham tri (1815), có được cử làm chánh sứ sang Tàu (1813). Ông mất vì bệnh
thời khí (dịch tả), không trối trăng gì, đúng vào lúc sắp sửa làm Chánh sứ sang nhà Thanh lần thứ hai.
1. NGUYỄN DU Truyện Kiều/ Nguyễn Du.- H.: Văn học, 2014.- 139tr.; 16cm.- (Tác phẩm chọn lọc dành cho thiếu nhi) ISBN: 8936046620426 Chỉ số phân loại: 895.92212 ND.TK 2014 Số ĐKCB: TK.01003, TK.01004, TK.01005, TK.01006, TK.01007, TK.01008, TK.01009, TK.01010, TK.01011, TK.01012, |
Với 3.254 câu thơ lục bát, Truyện Kiều là câu chuyện kể về người con gái bất hạnh Vương Thuý Kiều. Tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Vương Thuý Kiều lại vừa có tài, vừa có sắc. Lớn lên, nàng yêu chàng trai Kim Trọng hào hoa, phong nhã. Tai hoạ bất ngờ ập tới: cha và em trai bị bắt, bị đánh đập, nhà cửa bị cướp sạch sẽ, tan hoang. Để cứu gia đình khỏi cơn nguy khốn, Thuý Kiều, không còn cách nào khác, phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em. Từ đó, cuộc đời Thuý Kiều trải qua bao gian truân, tai hoạ. Thuý Kiều bị lừa phải hai lần làm kĩ nữ ở nhà chứa, rồi làm lẽ, đi ở, đi tu… bất hạnh nối bất hạnh, có lúc dồn bức nàng phải tìm tới cái chết…
Với 3.254 câu thơ lục bát, Truyện Kiều là câu chuyện kể về người con gái bất hạnh Vương Thuý Kiều. Tuy xuất thân trong một gia đình bình thường nhưng Vương Thuý Kiều lại vừa có tài, vừa có sắc. Lớn lên, nàng yêu chàng trai Kim Trọng hào hoa, phong nhã. Tai hoạ bất ngờ ập tới: cha và em trai bị bắt, bị đánh đập, nhà cửa bị cướp sạch sẽ, tan hoang. Để cứu gia đình khỏi cơn nguy khốn, Thuý Kiều, không còn cách nào khác, phải bán mình lấy tiền chuộc cha và em. Từ đó, cuộc đời Thuý Kiều trải qua bao gian truân, tai hoạ. Thuý Kiều bị lừa phải hai lần làm kĩ nữ ở nhà chứa, rồi làm lẽ, đi ở, đi tu… bất hạnh nối bất hạnh, có lúc dồn bức nàng phải tìm tới cái chết…
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã cắt nghĩa những bất hạnh của Thuý Kiều bằng thuyết tài mệnh tương đố của Nho học truyền thống. Nguyễn Du lí giải mọi bất hạnh của Thuý Kiều đều bởi mâu thuẫn giữa tài và mệnh mà ra. Vì Thuý Kiều nhiều tài nên số phận của Thuý Kiều không tránh được bất hạnh dồn gối bất hạnh. Nguyễn Du muốn hoá giải mâu thuẫn ấy cho Kiều bằng chữ tâm. Nguyễn Du cho rằng con người phải thực hiện được chữ tâm, phải “tu tâm”. Truyện Kiều đã được mở đầu bằng hai câu thơ:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Để rồi khép lại trong phần kết tác phẩm với câu:
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Cắt nghĩa cuộc đời Thuý Kiều bằng thuyết tài mệnh tương đố, tái hiện lại cuộc sống xã hội phong kiến một cách trung thực vào tác phẩm, ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du đạt đến ý nghĩa hiện thực, ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Qua cuốn sách này, tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều mãi mãi là niềm tự hào lớn lao của dân tộc ta. Đặc biệt truyện Kiều, với những giá trị vượt trội, tác phẩm đi sâu vào quần chúng nhân dân, trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người Việt từ bao đời nay. Vậy kính mời bạn đọc hãy đến với thư viện của nhà trường cùng nhau khám phá nhé
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Thị Thúy Hà |